Bể phốt tự hoại đang là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy bể phốt tự hoại là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Vậy bể phốt tự hoại là gì?
Bể phốt hay bể phốt tự hoại là những thuật ngữ rất quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày này vì chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các ngôi nhà trệt cho đến khu chung cư, biệt thự, tòa cao ốc. Đây là hệ thống giúp tiếp nhận, phân hủy chất thải không những đến từ bồn cầu mà còn đến từ nhiều hệ thống thoát nước như bồn rửa chén, bồn rửa mặt, nhà tắm, nhà vệ sinh…
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động, cách xây bể phốt tự hoại 2 ngăn
Cấu tạo bể phốt tự hoại 2 ngăn
Một bể phốt tự hoại 2 ngăn đúng tiêu chuẩn có cấu tạo gồm 2 ngăn chính
Ngăn chứa:Ngăn chứa là ngăn to nhất và thường được thiết kế bằng 2/3 tổng diện tích của bể. Đây là nơi sau khi chúng ta đi vệ sinh thì chất thải thông qua bồn cầu và đi qua ống dẫn và rơi vào hầm cầu. Tại ngăn chứa các chất thải được xử lý và trở thành bùn cặn.
Ngăn lắng : Ngăn lắng được thiết kế bằng 1/3 tổng diện tích của bể. Trong ngăn lắng thường được thiết kế ống thoát nước dùng để thải ra ngoài hoặc dùng để tưới cây. Nước thải đó thường trong và rất nhiều chất dinh dưỡng cho đất và thực vật.
Xem thêm: Thong tac cong tai Thanh Xuan giá rẻ 50K
Nguyên lý hoạt động hầm tự hoại 2 ngăn
Khi chất thải đi từ bồn cầu xuống hầm tự hoại, lúc này chất thải sẻ được lắng đọng trong hầm chứa đầu tiên. Tại hầm này có một loại vi khuẩn có khả năng tiêu hủy các chất thải hữu cơ như phân, giấy vệ sinh, xác động vật…Sau một thời gian, những chất thải này sẽ được chuyển hóa thành bùn
Thông thường, hầm tự hoại này sẻ chứa 1 lượng nước thải chiếm 1/2 bể, cứ sau khoảng thời gian sử dụng, nước thải sẻ dần dâng cao rồi tràn sang hầm rút nước rồi ngấm sâu vào trong lòng đất
Các bước xây bể tự hoại 2 ngăn đúng kỹ thuật
Bước 1: Xác định vị trí cần thi công, lắp đặt hầm cầu
+ Chọn những vị trí rộng rãi, địa hình thuận tiện, dễ thi công.
Ưu tiên môi trường đất cát. Nên đặt bể phốt ngoài nhà để tiện cho quá trình xử lí, hút hầm cầu định kì và tránh làm mất mỹ quan ngôi nhà
+ Đối với nhà phố thì hầm cầu được đặt dưới gầm cầu thang, ngay dưới nhà vệ sinh
Bước 2: Tiến hành đo đạc, lên kích thước bản vẽ thiết kế
Một bản vẽ thiết kế đạt tiêu đạt yêu cầu cần đảm bảo những điều kiện sau:
+ Chiều dài: 3m
+ Chiều rộng: 2m5
+ Độ sâu: 2m
Tổng thể tích bể giao động từ 10 – 20 m3
Bước 3: Tiến hành đào hầm cầu, bể phốt tự hoại
Khi đã hoàn thành đủ các bước phía trên ta bắt đầu thi công
Đối với ngăn 1, ta dùng vữa trát đều lên tường
Ngăn 2 thì ta không nên trát kín vữa, hãy để nhiều lỗ thoát càng tốt như vậy quá trình rút nước sẻ hiệu quả hơn
Bước 4: Lắp đặt ống thoát hầm cầu tự hoại
Sau khi đã hoàn thiện phần đo đạc, lên bố cục hầm cầu thì ta tiến hành đi đường nước từ nhà vệ sinh đến bể phốt, lưu ý phải tạo độ dốc cho ống, hạn chế co cơ, gấp khúc để tăng hiệu quả thoát nước hơn.
Bước 5: Lắp ống thông hơi hầm cầu tự hoại
Bộ phận này giúp cho hầm cầu được thông thoáng hơn, tránh những tình trạng gây tắc nghẽn bồn cầu, rút nước chậm
Yêu cầu lắp đặt ống thông hơi phải sử dụng ống có đường kính phi 27, được đặt trực tiếp trên bể phốt theo chiều hướng thẳng đứng. Xem ngay cách lắp ống thông hơi hầm cầu đúng tiêu chuẩn nhất
Bước 6: San lấp mặt bằng
Bước cuối cùng là trám trét cẩn thận, tránh để mùi hôi phát ra thông qua các kẽ hở, vết nứt. Cuối cùng là san lấp mặt bằng.
Cấu tạo, thiết kế bể phốt, hầm tự hoại 3 ngăn
Cấu tạo bể phốt 3 ngăn bao gồm
Ngăn thứ 1: Chiếm 3/5 diện tích bể, có chức năng chứa chất thải
Ngăn thứ 2: Chiếm 1/5 diện tích bể là ngăn lắng
Ngăn thứ 3: Chiếm 1/5 bể là có chức năng lọc nước
Nguyên lý hoạt động bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải được dẫn theo các đường ống thoát được đưa vào bể phốt, tại đây nước thải được xử lý . Cặn bã có trong nước thải được lên men lắng xuống đáy bể, nước được tách ra, chảy ra hố ga kiểm tra mạng lưới cống thoát chung. Hiệu quả tích cực của việc xây lắp đúng quy trình thì việc ô nhiễm sẽ giảm đi đáng kể.
Bảng vẽ sơ đồ bể phốt tự hoại 3 ngăn
Một số lưu ý khi thi công thiết kế bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn
Bạn cần phải lưu ý một số yếu tố dưới đây:
+ Độ sâu tính từ bể cho đến mặt nước không được thấp hơn 1m2
+ Đối với chiều dài của bể không được dưới 0,7 m, chiều rộng không được dưới 0,5 m, tỉ lệ chiều dài và rộng là 2:1
+ Ống thoát nước thải đặt cách mặt nước 30cm, không được đặt dưới mặt nước
+ Khi thi công cần sử dụng gạch, đổ bê tông thép dày, đồng thời trám trét những kẽ hở một cách kĩ càng tránh để mạch nước ngầm ngấm vào bể dẫn đến tình trạng hầm cầu đầy nước
Vậy nên khi tiến hành thi công, thiết kế hầm tự hoại gia đình thì cần phải chú ý các yếu tố trên để tăng tuổi thọ sử dụng, tăng hiệu quả thoát nước
Tham khảo các loại bể phốt tự hoại phổ biến hiện nay
Bể phốt tự hoại bằng bê tông đúc sẵn
Ưu điểm:
+ Tiết kiệm được tối đa chi phí
+ Tiện di chuyển đến những công trình cần thi công
+ Tiết kiệm thời gian
+ Có thể sử dụng ngay sau khi hoàn thành công trình
Bể phốt tự hoại bằng nhựa composite
Đây là một trong những thiết kế mới hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cho người dùng, được làm từ nguyên liệu nhựa composite có độ bền cao, khả năng chịu lực cực tốt và đặc biệt là không bị oxi hóa.
Mong rằng qua bài viết này của chúng tôi các bạn có thể giải đáp được phần nào những thắc mắc ở trên và hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại.
No Comments