Hiện nay người dân sử dụng hai nguồn nước chính để sử dụng là:
- Nguồn nước máy.
- Nước giếng khoan rồi lọc qua hệ thống lọc gia đình.
Đối với khu vực sử dụng nước máy thì phải đối mặt với nguy cơ: Nước chảy bé, thiếu nước, mất nước.
Đối với những gia đình dùng nước giếng khoan thì sợ mất điện và mực nước ngầm tụt.
Chính vì thế nên các hộ gia đình đều xây bể ngầm để tích trữ nước.
Tham khảo: Đơn vị hut be phot tai Hoang Mai uy tín, không đục phá, BH 3 năm
Tình trạng thường gặp khi sử dụng bể nước ngầm
Trong thời gian sử dụng bể nước ngầm để sinh hoạt gia đình sẽ có những trường hợp xấu xảy ra mà nhiều người không hay biết. Nếu sử dụng lâu sẽ nguy cơ mắc các bệnh và đặc biệt là “ung thư”.
1/ Bể nước ngầm là nơi cư trú của tổ gián và xác chuột ngâm trong bể
Theo PGS. Trần Hồng Côn: “Về lý thuyết. Nếu bể nước ngầm được xây dựng tốt thì không ảnh hưởng đến chất lượng nước.
NHƯNG…
Nguy hiểm và đáng lo nhất khi sử dụng bể nước ngầm đó chính là tổ gián và chuột.
Bể nước ngầm hở thường dễ trở thành chiếc bẫy chuột. Vì chỉ cần sa chân xuống bể, chuột có thể bị chết đuối và phân huỷ xác ngay trong bể nước. Xác chết của gián, chuột chính là nguyên nhân khiến nguồn nước trong bể bị nhiễm độc.
1 ví dụ điển hình là mọi người trong gia đình anh Nguyễn Việt Anh (Hoàng Cầu, Đống Đa) bỗng dưng phát bệnh ngoài da. Các thành viên trong gia đình đều bị mẩn ngứa khắp người dù đã vệ sinh rất cẩn thận. Sau khi khám tại bệnh viện da liễu trung ương. Gia đình anh được bác sĩ đề nghị xem lại nguồn nước. Sau một hồi điều tra thì mọi nghi vấn được tập trung vào bể nước ngầm của gia đình (đã lâu nước vẫn chảy vào bể ngầm và sau đó được anh bơm lên tầng 3 để dùng nhưng không kiểm tra). Cả nhà anh tá hỏa vì trong đó có một ổ gián rất lớn.
2/ Dùng bể nước ngầm có thể bị ung thư
Cũng theo giáo sư Trần Hồng Côn: Thông thường trong nước ngầm hàm lượng amoni cao. Khi có ôxi và vi khuẩn sẽ chuyển hóa thành ni-tơ-rít là một trong những tác nhân gây bệnh trong đó có ung thư.
Amoni tuy không gây tác hại ngay nhưng dần dần cũng là hiểm họa ung thư…
3/ Bể nước ngầm bị ô nhiễm do hiện tượng thấm nước ngầm
Ngoài 2 tình trạng phổ biến trên thì còn 1 trường hợp gây bẩn, ô nhiễm nguồn nước trong bể nước ngầm là do hiện tượng “thấm nước ngầm”.
Có hai dạng thấm là:
- Thấm thuận (nước từ ngoài thấm vào).
- Thấm ngược (nước từ trong thấm ra).
Trong đó, thấm thuận rất nguy hiểm. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người sử dụng nước.
Giải thích về vấn đề này, TS Côn cho rằng, thông thường khi xây nhà, người dân thường xây bể phốt và bể nước có bề mặt ngang nhau. Nên khi có biến động về địa chất, lún nứt hay các nhà xung quanh xây dựng gây ảnh hưởng. Bể nước sinh hoạt bị thấm thuận sẽ thấm cả nước thải từ bể phốt. Khiến nước sinh hoạt có mùi, bị nhiễm độc, nhiễm bẩn.
Tuy nhiên, TS Côn cho biết trường hợp này người dân dễ phát hiện vì khi bể bị thấm, nước sẽ bốc mùi hôi.
TS Đào Ngọc Vinh, giảng viên Khoa Hoá Trường ĐH Khoa học tự nhiên cũng cho rằng. Có thể phát hiện bể nước bị thấm bằng cách bơm nước vào bể ở một mực nước nhất định và đánh dấu. Sau vài ngày kiểm tra nếu bể bị thấm thuận thì mực nước trong bể cao hơn vạch đã đánh dấu. Ngược lại nước bị tụt hơn so với vạch đánh dấu do nước bị ngấm ra ngoài tức là bể thấm ngược.
Cách xử lý bể thấm thế nào?
Khi bể bị thấm nước thì nên đập ra làm lại. Không nên chỉ trát xi măng bên trong vì cách làm này không hiệu quả.
Cách tốt nhất là nên hạ một chiếc bể bằng inox xuống dưới lòng chiếc bể cũ. Sử dụng các loại bể inox có thiết kế kín để chứa nước sẽ tránh được tình trạng gián và chuột chui vào và giảm được các nguy cơ thấm nước ngầm.
Với những chiếc bể chứa nước xây mới bằng xi măng. Kỹ sư Hùng lưu ý: Nên quan tâm đến chất lượng vật liệu xây dựng như xi măng, gạch. Đặc biệt cần chú ý đến kỹ thuật trong để tránh hiện tượng chảy ngược.
Lớp xi măng trát bên trong và ngoài bể không cần dày nhưng cần phải pha thêm lớp phụ gia chất chống thấm.
Nếu bể nước ngầm bị ngập do trời mưa, lụt. TS Côn khuyên nên dọn vệ sinh bằng cách bơm hết nước trong bể ra và cọ rửa sạch sẽ. Tuyệt đối không được dùng nước sát trùng. Trong trường hợp bể quá bẩn thì có thể dùng vôi bột để vệ sinh bể nước.
Người dân nên thường xuyên cọ rửa bể khoảng 6 tháng/lần.
Kết luận
Bể xây bằng xi măng chứa nước ngầm dưới lòng đất không ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu bể đó được xây kín và đảm bảo kỹ thuật. Nước xả vào bể xây bằng xi măng có làm cho nước cứng hơn so với lấy trực tiếp từ vòi nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. Sử dụng bể chứa nước ngầm chỉ đề phòng trong trường hợp mất nước. Tốt nhất vẫn nên lấy nước trực tiếp từ vòi.
Trong trường hợp phát hiện trong bể chứa nước ngầm có tổ gián. Tuyệt đối không được phun thuốc diệt muỗi hay diệt gián vì sẽ gây độc cho nguồn nước trong bể”. GS.TS Trần Hồng Côn (ĐHKHTN)
No Comments